TORCH – bệnh nhiễm trùng từ mẹ sang con gây dị tật thai nhi 

 Một thai kỳ khỏe mạnh đảm bảo sự ra đời an toàn của em bé, điều mà tất cả phụ nữ đều mong mỏi. Tuy nhiên, trong thai kỳ phụ nữ có thể dễ mắc các bệnh nhiễm trùng (viết tắt là TORCH) gây dị tật thai nhi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ thai nhi. 

 

I. TORCH là gì?

TORCH là chữ viết tắt của các bệnh nhiễm trùng từ mẹ sang con gây dị tật thai nhi trong giai đoạn mang thai. TORCH bao gồm các bệnh:  Virus Rubella ; Cytomegalo virus (CMV); Herpes virus (HSV);  Virus Toxoplasma; Others.

 

 

II. Một số bệnh nhiễm trùng

2.1 Virus Rubella 

  • Rubella hay còn gọi là sởi Đức là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. irus Rubella lây truyền qua không khí, truyền từ người này sang người khác đường hô hấp.
  • Khi bị nhiễm rubella, bà bầu sẽ có các triệu chứng như cúm nhẹ, sốt, phát ban, sưng hạch bạch huyết, đau, đỏ mắt và đau khớp.

2.2 Bệnh nhiễm trùng Cytomegalovirus (CMV)

  • Cytomegalovirus (CMV) lây truyền qua các dịch của cơ thể, truyền máu hoặc ghép cơ quan nên cần tránh lây nhiễm qua tiếp xúc, tình dục hoặc từ mẹ sang con. Với người có sức khỏe bình thường, việc nhiễm CMV không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch suy giảm như phụ nữ có thai (đặc biệt trong 3 tháng đầu) thì việc nhiễm CMV lại là rất nghiêm trọng.

2.3 Bệnh nhiễm trùng Herpesvirus

  • Mụn rộp sinh dục là bệnh do virus herpes simplex (HSV) gây nên. Bệnh HSV lây truyền do dịch tiết từ các vết loét, nước bọt và dịch đường sinh dục. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là những vết loét đỏ xuất hiện dưới dạng mụn nước đi kèm sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi và buồn nôn.
  • Nếu mắc bệnh trong giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn có thể sẽ phải sinh mổ để tránh bé bị nhiễm trùng.

2.4 Bệnh nhiễm Toxoplasmosis

  • Nhiễm Toxoplasmosis do ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii gây ra. Bệnh nhiễm trùng này chủ yếu lây lan bởi mèo, chúng bị nhiễm bệnh khi ăn các loài gặm nhấm và chim bị nhiễm ký sinh trùng này. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai nên tránh tiếp xúc gần hoặc dọn dẹp chuồng  mèo vì ký sinh trùng chủ yếu lây qua phân. Ngoài ra, khi chế biến thức ăn chưa nấu chín hoặc nấu chín một phần, nước và đất cũng có thể gây nhiễm trùng.

2.5 Một số bệnh khác:

  • Bao gồm các bệnh như : Treponema pallidum (giang mai), viêm gan B, viêm gan E, Coxackie virus, Epstein-Bar virus (EBV), human parvovirus (HPV), HIV, varicella zoster (thủy đậu),…

III Các dị tật thai nhi thường xảy ra nếu mắc TORCH trong thai kỳ

  • Đầu nhỏ bất thường
  • các bất thường về não. 
  • Dị tật mắt : 
  • Tự kỷ, chậm vận động
  • Sảy thai, sinh non.

IV. Làm sao để chẩn đoán TORCH

  • Việc chẩn đoán các bệnh TORCH được  thực hiện dựa trên sự phát hiện các kháng thể Rubella IgM và IgG trong huyết thanh.
  • Các xét nghiệm TORCH chủ yếu dựa trên sự phát hiện các kháng thể đặc hiệu để xác định tình trạng miễn dịch của người mẹ, giúp phân biệt giữa nhiễm trùng cấp trong thai kỳ và nhiễm trước khi có thai.

 

V.Các biện pháp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khi mang thai: 

Để đảm bảo bé tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh, bà bầu cần thực hiện một số biện pháp sau để giảm nguy cơ bị nhiễm trùng khi mang thai:

  • Tiêm Chủng đầy đủ trước và trong khi mang thai
  • Thực hiện các xét nghiệm để phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng để được điều trị kịp thời
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước ấm
  • Tránh tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như rubella hoặc thủy đậu.
  • Tránh hôn vào má hoặc miệng trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Luôn uống sữa tiệt trùng
  • Nấu chín kỹ thức ăn, đặc biệt là thịt
  • Uống nhiều nước
  • Tránh tiếp xúc với phân của vật nuôi
  • Tránh đến gần các loại gặm nhấm
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng.
  • siêu âm thường xuyên để theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bé.

VI. Ghi nhớ quan trọng

  •  Điều quan trọng là phụ nữ nghĩ đến việc mang thai phải tiêm vaccine sởi-quai bị-rubella, uốn ván, bạch hầu và ho gà.Tốt hơn hết, trong giai đoạn thai kỳ, thai phụ nên đăng ký gói Quản lý thai sản để được thăm khám, tư vấn,phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm.
  • Quản lý thai kỳ – “Chìa khóa vàng” cho mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, giúp con yêu phát triển toàn diện. Quản lý thai kỳ trọn gói Đức Phúc luôn đồng hành cùng mẹ, sẵn sàng đón bé.  Mẹ bầu quan tâm đến chăm sóc thai kỳ liên hệ Hotline 097 119 5050 để được hỗ trợ.

Thông tin liên hệ:

BỆNH VIỆN ĐỨC PHÚC

Hotline tư vấn 24/7: 097 119 5050

Website: https://benhvienducphuc.com/

Cơ sở 1: 48 Ô Đồng Lầm (Hồ Ba Mẫu), Đống Đa, Hà Nội

Cơ sở 2: 496 Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

 

Các tin khác

Chỉ giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=7]
ƯU ĐÃI TÌM CON IVF LÊN TỚI 200 TRIỆU ĐỒNG
Giới hạn cho khách hàng đăng ký sớm nhất
[alo-form=8]

Giờ làm việc

Với mong muốn đáp ứng tốt nhất và nhanh chóng, kịp thời nhất nhu cầu sử dụng các dịch vụ y tế chất lượng cao của quý khách hàng, Bệnh viện Đức Phúc đang áp dụng khung giờ làm việc như sau:

  • Giờ hành chính: từ 7h00 – 17h30
  • Ngoài giờ hành chính: Theo nhu cầu đặt lịch tư vấn, thăm khám trước của khách hàng thông qua website/ hotline của Bệnh viện Đức Phúc. Các chi phí có thể phát sinh trong quá trình thực hiện dịch vụ sẽ được Bệnh viện Đức Phúc trao đổi rõ ràng trước khi khách hàng quyết định lựa chọn.
  • Cấp cứu 24/24
    097 119 5050 – 0971 295 050

Mọi thông tin chi tiết xin liên lạc với Hotline của Bệnh viện Đức Phúc

Xin chân thành cảm ơn!